Tại phiên làm việc Tổ cuối cùng của kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV vào chiều ngày 12-11, Quốc hội thảo luận ở Tổ về sự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) và dự án Luật Phòng,chống tác hại của rượu, bia.

            Về dự án Luật PC tác hại rượi, bia; Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy của tỉnh Đà Nẵng đã đề nghị nên lấy tên gọi là “Luật phòng chống tác hại của lạm dụng rượu, bia” hoặc “ Luật phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn”với lý do hướng chủ yếu và hành vi của người sử dụng.

            Dựa trên quy định tại khoản 3, Điều 20 về việc “ Không được bán rượu, bia trên mạng Internet”. Đại Biểu Kim Thúy cho rẳng, thực hiện Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu, trong đó có quy định việc “Không được bán rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên qua Internet” cho đến nay đã được 1 năm nhưng chưa có bất kỳ đánh giá nào để đo lưởng tính thực thi của Nghị định trên. Trong khi Luật PC tác hại thuốc lá cũng không có bất kỳ quy định nào liên quan đến việc cấm bát thuốc lá trên mạng Internet. Do đó quy định này sẽ là rào cản thương mại, phân biệt đối xử và trái với Luật Đầu tư. Thực tế với thời đại 4.0 hiện nay việc bán hàng trên Internet giúp nhà nước tiết kiệm chi phí và nguồn lực kiểm soát hoạt động bán hàng của doanh nghiệp, góp phần chông thất thu thuế…Vì vậy,  Đại Biều đề nghị bỏ quy định này khỏi dự thảo Luật.

                ĐB Ngô Thị Kim Yến (Đà Nẵng) thì đề nghị nên bổ sung quy định “Cấm ép người khác uống rượu, bia” vào các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 5 của dự thảo luật. Bên cạnh đó, ĐB Yến cho rằng, dự thảo Luật chưa quan tâm nhiều đến việc quản lý, kiểm soát việc sản xuất, mua bán rượu thủ công; trong khi đó, thời gian qua nhiều vụ việc liên quan đến ngộ độc do rượu thủ công mang lại gây bức xúc, hoang mang trong dư luận. Mặt khác, theo ĐB đến ngày 31-12-2022 mới hoàn thành việc tổng kiểm tra chất lượng rượu sản xuất thủ công trên phạm vi toàn quốc là quá chậm, đề nghị cần quy định rút ngắn lộ trình này.

Theo http://gnews.host/2018/11/15/bo-sung-hanh-vi-ep-nguoi-khac-uong-ru-ou-b-ia-vao-luat-thi-hanh-an-hinh-su-khung-hinh-phat-rat